
![]() Nghệ thuật ẩm trà dân gian Việt Nam Nghệ thuật ẩm trà dân gian Việt Nam rộng mở cho đại chúng, không hề có quy định áp đặt nào. Chè dân gian nhắm tới mục đích phục vụ cuộc sống thường nhật, vậy nên: thực tế, thường nhật, tiết kiệm, hiệu quả luôn là những định chuẩn bất thành văn trong văn hóa Trà dân gian. |
||||
Ngon, nhưng phiền phức: xin kiếu! Ngon nhưng tốn kém: xin kiếu! vì vậy, chẳng những ngon nhưng lại tiện, chẳng những ngon mà lại rẻ, lý lẽ giản dị, nôm na dân dã và rất đặc thù cho tính cách Việt. Trên thế giới, không có nơi nào uống trà đá như Việt Nam. Chất Việt trong trà đá thể hiện tính thích nghi cao và vô cùng thực tế, hiệu quả. Những ngày hè oi ả, những phút nghỉ tay sau lúc lao động nhọc nhằn và trong cái nắng gắt hơn 40 độ ở xứ nhiệt đới này, thiết tưởng không gì đã khát hơn ly trà đá nhưng lại rất rẻ, rất tiện dụng mà không loại nước vương giả nào đáp ứng, so bì được.
Trà Dân gian được pha chế theo đủ kiểu cách: hãm nước sôi; đun trà rồi ủ, ủ trà bằng ấm đất… tùy ý, miễn sao cho tiện., song luôn có bí quyết cho nghệ thuật pha chế, giữ cho nước trà trong xanh và hương vị tươi mát. ở đây cũng không cần tới từ ngữ quá chuyên môn “trà cụ” mà chỉ cần dùng ngôn ngữ bình dân, đơn giản là vật dụng pha trà mới mô tả đúng ý nghĩa, bởi người ta có thể dùng bất cứ thứ gì để có thể pha trà. Ấm đất, bình tích, siêu, ca, nồi đồng, đôi lúc cả những Gamen hay vật dụng gì sẵn có. Thường thì Trà dân gian không quá câu nệ về “trà cụ”, song theo thói quen truyền thống từ ngàn đời, những chiếc ấm đất, gốm vẫn là những dụng cụ hãm, ủ chè thuần Việt nhất và bát chiết yêu dân dã dùng để uống mới đã cơn khát và mới tận hưởng được hết cái hương vị, cảm nhận được cái Thần của nước chè tươi.
Tính cộng đồng cao là thuộc tính quý hóa trong văn hóa Trà dân gian Việt. Uống nước chè không còn mang ý nghĩa giải khát đơn thuần mà vượt lên trở thành yếu tố để gắn kết mọi người trong sinh hoạt, họp mặt cộng đồng. Trà dân gian như một chất xúc tác, gắn kết cộng đồng góp phần làm thăng hoa Văn hóa làng xã của cư dân nông nghiệp lúa nước. Sẽ tẻ nhạt và trống vắng biết bao nếu vắng bóng chè tươi trong những buổi hội hè, giao lưu vừa để trao đổi kinh nghiệm đời sống sản xuất, vừa là thời gian sau thư giãn sau những ngày tháng lao động mệt nhọc. Tập tục này còn được lưu giữ và bảo tồn tới ngày nay ở khắp các làng, thôn Việt. Điển hình là Hội chè tươi vùng Vĩnh Phúc. Sân Đình là nơi tụ họp của cả làng và không lúc nào thiếu được nồi nước chè tươi. Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở các cổng phố Thăng Long, người ta vẫn còn để các cóng chè tươi hoặc lu nước mưa phục vụ miễn phí khách bộ hành. Ứng xử văn minh đầy chất nhân văn này đã được Henri Oger ( Pháp) ghi lại trong tập ảnh ký họa nổi tiếng với hơn 4000 hình ảnh sinh hoạt của người Việt dưới cái tên Kỹ thuật của người An Nam
Thuộc tính khác của Trà dân gian là tính hiệu quả và thực dụng. Từ đây, người Việt có rất nhiều loại trà có nguồn gốc phi trà như: trà Vối, trà Bàng, trà Khổ qua; trà Bí đao; trà Thanh nhiệt; trà hoa cúc; trà Artiso, trà Cỏ ngọt… thậm chí cả trà Cơm cháy, trà Gạo rang… đây là các loại trà thanh lọc, giải nhiệt cơ thể rất tốt cho sức khỏe. Hầu như người Việt có rất nhiều loại trà dạng này bởi tính hữu dụng của chúng: rất dễ kiếm, có mặt ở khắc nơi, tận dụng được nhiều nguồn nguyên sản hoa quả thiên nhiên của đời sống nông nghiệp. Quan trọng hơn, nhờ tính hiệu quả do chúng mang lại từ những trải nghiệm trong đời sống thường nhật được đúc kết qua hàng ngàn năm của tộc Việt trong việc bảo vệ sức khỏe chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.
|
||||
|
![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |